Top 03 danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận

Nguyễn Thị Vân Anh
21/04/2023

Danh nhân văn hóa là những con người, những nhân vật nổi tiếng, kiệt xuất, có cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá cao; đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa dân tộc. Những danh nhân văn hóa thế giới là những danh nhân nổi tiếng trên thế giới, những nhân vật có đóng góp xuất sắc không chỉ cho sự phát triển văn hóa dân tộc mà còn cho sự phát triển văn hóa chung của nhân loại; là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa thế giới đa bản sắc, vừa thấm đẫm văn hóa dân tộc, vừa thắm đượm tinh hoa văn hóa nhân loại.

Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu đến độc giả top 10 danh nhân văn hóa thế giới tiêu biểu nhất của mọi thời đại:

Mỗi dân tộc, mỗi một nền văn hóa dân tộc có thể có nhiều danh nhân văn hóa song có rất ít người đạt tới tầm cỡ danh nhân văn hóa thế giới. Sự công nhận danh nhân văn hóa thế giới thông qua Tổ chức Giáo dục-Khoa học-Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) là sự đánh giá cao nhất đối với con người như một biểu trưng văn hóa, con người văn hóa, nhân cách văn hóa,…ở tầm quốc tế.

 

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhắc đến danh nhân văn hóa thế giới, đầu tiên chúng ta phải nói đến những danh nhân của nước nhà, mà tiêu biểu nhất là Bác Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ có trình độ học vấn uyên thâm, uyên bác, người có trí tuệ siêu việt của thế kỉ XX (UNESCO). Người đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Người để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển  xã hội loài người ở thế kỉ XX. Góp phần làm phương pháp và phát triển các giá trị chung của nhân loại.

“Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội…”. Và ngay sau nghị quyết này, 88 nước thực hiện tổ chức ngày kỷ niệm của Người.

Nghị quyết của tổ chức UNESCO đã khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì “những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.

2. Nhà Thơ Nguyễn Trãi

Tiếp theo, danh nhân văn hóa thế giới thứ hai của nước Việt Nam ta chính là nhà thơ Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 mất năm 1442, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

Những đóng góp của Nguyễn Trãi vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc. Ông là vị anh hùng, là một khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá  và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng vì nước thương dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang. Ông đã dành cả tâm hồn, trí tuệ, tài năng cống hiến cho lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã góp phần không nhỏ cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Với những đóng góp của Nguyễn Trãi trong thời đại của ông nói riêng, cho lịch sử quốc gia nói chung thể hiện ở những góc độ khác nhau. Ông là một nhà Tư tưởng lớn, nhà thơ, nhà văn, nhà địa lý và nhà lãnh đạo tài ba của dân tộc.

Với tư cách là nhà văn hoá lớn, ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam và năm 1980, Nguyễn Trãi đã được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

3. Đại Thi Hào Nguyễn Du

Niềm tự hào thứ ba về danh nhân văn hóa thế giới của nước Việt chính là nhà thơ Nguyễn Du. Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776) quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc – Bắc Ninh. 

Không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du còn là một danh nhân văn hóa thế giới, được cả thế giới biết đến và công nhận. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới, được dịch ra hàng chục thứ tiếng khác nhau.

Tháng 12/1964, tại thành phố Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới đã ra quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du (1765 – 1965), cùng với 8 danh nhân văn hóa trên toàn thế giới. Đây là sự ghi nhận với những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học Việt Nam và sự phát triển của văn hóa nhân loại.

Kỷ niệm 250 năm ngày sinh danh nhân văn hóa thế giới – Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015), các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động như: các hội thảo chuyên đề về Truyện Kiều và Nguyễn Du; Hội thảo quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du; sưu tầm, giới thiệu xuất bản các tác phẩm của Nguyễn Du; xây dựng phim tư liệu, các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, hội họa về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Các cuộc thi tìm hiểu, thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du,…

Chia sẻ

Bài viết liên quan