Những ngày ăn chay trong tháng bao gồm những ngày nào?

Phạm Nhi
21/04/2023
Tp Hồ Chí Minh

Nên ăn chay vào những ngày nào trong tháng là thắc mắc của người, nhất là những người theo đạo Phật. Không chỉ có mùng 1 và ngày 15 (các ngày rằm) mà còn có những ngày ăn chay trong tháng khác.

Những ngày ăn chay trong tháng bao gồm những ngày nào?

Nói đến ăn chay nhiều người nghĩ ngay đến một chế độ ăn thanh đạm và có phần kham khổ dành cho các Phật tử và những người tu hành. Chế độ ăn này hoàn toàn không sử dụng những thực phẩm huyết nhục, có nguồn gốc từ động vật. Thay vào đó chỉ sử dụng các loại thực vật như ngũ cốc và các loại rau, củ, quả.

Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày một nâng cao, nhận thức về môi liên hệ mật thiết giữa chế độ ăn uống và sức khoẻ con người, ngày càng có người chuyển sang ăn chay. Việc ăn chay hiện nay không chỉ để nuôi dưỡng lòng từ bi, tình yêu thương chúng sanh muôn loài mà còn để nâng cao sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần. Đáng chú ý, các món ăn chay hiện nay được chế biến hết sức công phu và ngon miệng chẳng kém gì các món ăn mặn.

Trong số những người ăn chay, có người chọn hình thức ăn chay trường, tức là ăn trong thời gian dài hoặc ăn chay vĩnh viễn. Nhưng cũng có người lại chọn hình thức ăn chay kỳ tức là ăn chay vào những ngày nhất định trong tháng.

Ăn chay vào những ngày nào trong tháng hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn chay kỳ mà từng người lựa chọn. Có 6 chế độ ăn chay kỳ khác nhau tương ứng với số lượng ngày trong tháng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Ăn chay theo chế độ nhị trai: Đây là cách ăn chay được nhiều người áp dụng nhất. Mọi người sẽ ăn chay vào 2 ngày trong tháng là ngày mùng 1 và ngày 15 Âm lịch, hay còn gọi là ngày rằm.
  • Ăn chay theo chế độ tứ trai: Người ăn chay sẽ ăn chay 1 tháng 4 ngày vào các ngày Mùng 1, ngày 14, ngày 15, ngày 29 hoặc ngày 30 Âm lịch.
  • Ăn chay theo chế độ lục trai: Tức là ăn chay 6 ngày trong một tháng bao gồm các ngày: Mùng 8, ngày 14, ngày 15, ngày 23, ngày 29 và ngày 30 (nếu tháng nào thiếu thì chuyển sang ngày 28 và 29) Âm lịch.
  • Ăn chay theo chế độ thập trai: Tức là ăn chay một tháng 10 ngày. 10 ngày ăn chay trong tháng bao gồm các ngày: Mùng 1, mùng 8, ngày 14, ngày 15, ngày 18, ngày 23, ngày 24, ngày 28 – 29 – 30 Âm lịch (tháng thiếu chuyển sang ngày 27 – 29 -29).
  • Ăn chay theo chế độ nhất ngoại trai: Tức là ăn chay liên tục trong vòng 1 tháng. Thực hiện ăn chay như vậy mỗi năm 2 lần vào tháng Giêng và tháng 7 Âm lịch.
  • Ăn chay theo chế độ tam ngoại trai: Tức là ăn chay 3 lần trong năm, mỗi ăn chay liên tục tất cả các ngày trong tháng vào các tháng: Tháng Giêng, tháng năm, tháng chín.

Đây chỉ là những ngày ăn chay trong tháng theo quy ước chung. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những ngày ăn chay trong tháng hay kỳ ăn chay sao cho thuận tiện nhất, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Dù sao thì mục đích cuối cùng vẫn là hạn chế thu nạp thức ăn huyết nhục vào cơ thể mà thôi.

Vì sao phải ăn chay vào các ngày Mùng 1 và 15 Âm lịch?

Ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày 15 Âm lịch là thông lệ quen thuộc với những người theo đạo Phật. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại có thông lệ này hay không?

Theo ghi chép lịch sử Phật giáo, vào 2 ngày rằm trong tháng là ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, các chư Tăng sẽ tề tựu lại một địa điểm nào đó để nghe Đức Phật thuyết pháp. Đồng thời thực hiện sám hối những tội lỗi, những điều sai quấy mà mình đã gây ra. Từ đó nhắc nhở bản thân phải nỗ lực tu tập hơn nữa.

Chính vì sự kiện này mà ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Phật giáo. Và các vị Tổ sư đã quyết định chọn 2 ngày này là những ngày Phật tử hoàn toàn không sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc động vật nhằm nuôi dưỡng tình yêu thương với chúng sinh.

Bên cạnh ý nghĩa trên, ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng còn là giảm bớt ác nghiệp, tích thêm công đức.

Quý vị có thể tới thưởng thức các món chay ngon tại NHÀ HÀNG CHAY TUỆ MẪN

LH: 0785577798

ĐC: 59B đường Trần Hưng Đạo, phường 6, quận 5

WEBSITE: nhahangchaytueman.com

Chia sẻ

Bài viết liên quan