Dầu nhớt dành cho ô tô là loại dầu có gốc tổng hợp cao cấp được thiết kế để phù hợp với từng loại động cơ xe ô tô khác nhau giúp xe hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Khi lựa chọn dầu nhớt để sử dụng cho ô tô là một vấn đề khá quan trọng để chiếc xe của bạn có thể hoạt động, vận hành êm ái, không bị trục trặc. Hiện nay có rất nhiều loại dầu nhớt xe ô tô tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng xe, kiểu động cơ và tuổi thọ của động cơ mà người dùng cần biết cách lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp.
Dầu nhớt ô tô tổng hợp ngày nay được đánh giá cao hơn nhiều so với loại dầu thông thường. Bởi nó hội tụ đầy đủ những khuyết điểm mà dầu thông thường không có. Chẳng hạn như làm giảm ma sát, động cơ của xe ô tô sẽ bớt nóng hơn, ít tạp chất hơn.. thời gian thay nhớt giữa các lần trong chu kỳ lâu hơn. Ngoài ra còn có rất nhiều những lợi ích khác mà bạn có thể không cảm nhận được.
Danh mục bài viết
Dầu nhớt là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhớt là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.
Đối với động cơ xe ô tô hoạt động có tốt hay không đều phụ thuộc vào chất lượng của dầu nhớt. Dầu nhớt có vai trò làm chống hao mòn, động cơ bớt nóng, tăng tuổi thọ, giảm ma sát động cơ, thời gian sử dụng và tình trạng hoạt động của xe luôn được đảm bảo tốt nhất. Khi xe sử dụng loại dầu nhớt tốt thì chắc chắn xe sẽ đi êm, mượt và không bị hư hỏng nặng. Nhưng nếu bạn sử dụng những loại dầu nhớt không phù hợp với chiếc xe của mình thì chiếc xe của bạn rất dễ sẽ bị xuống cấp một cách trầm trọng.
Có nhiều cách để phân loại dầu nhớt như phân loại theo theo cấp độ nhớt (SAE), theo tính năng của dầu nhớt (API) hay theo công dụng mà nhà sản xuất công bố như: dầu đơn cấp, dầu đa cấp, dầu tổng hợp, và rất nhiều các thương hiệu dầu nhớt như Total, Shell, Castrol, Motul... Mức giá và chất lượng của những lọai dầu nhớt này cũng khác nhau khiến cho nhiều tài xế, người sở hữu xe lúng túng như lạc vào "mê cung" khi lựa chọn một sản phẩm phù hợp.
Vì vậy, tốt nhất nên tham khảo chỉ dẫn của hãng sản xuất, các thông tin đó thường được ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owner’s Manual). Trường hợp với những xe cũ đã qua sử dụng, không có “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” thì thường trên nắp động cơ, nơi châm dầu bôi trơn khi thay thế thường có ghi cấp độ nhớt (SAE) hay cấp tính năng (API) mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Trên chai dầu nhớt, bạn sẽ bắt gặp các ký hiệu như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40... Trong đó, chữ số đứng trước ký tự “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt mà loại dầu đó có thể giúp động cơ khởi động, nhưng là tính ở nhiệt độ âm. Với đặc trưng khí hậu ôn đới thì khách hàng Việt không cần quan tâm tới thông số này.
Phần số sau ký tự “W” mới là điều mà bạn cần quan tâm. Theo đó, số này càng lớn thì dầu càng đặc, càng nhỏ thì dầu càng loãng. Như vậy nếu xe thường xuyên đi đường dài thì bạn nên chọn loại đặc vì khi vận hành với đoạn đường dài, máy sẽ nóng, dầu đặc lúc này loãng ra là vừa. Không nên chọn nhớt loãng vì sẽ gây ra hiện tượng “gào máy”.
Trường hợp xe chỉ thường xuyên sử dụng trong thành phố thì nên chọn loại nhớt loãng để xe dễ khởi động lại khi phải dừng, tắt máy nhiều lần trước đèn đỏ.
Cấp tính năng API bao gồm 2 chữ cái, bắt đầu với S - viết tắt của Service (động cơ xăng), C - viết tắt của Commercial (động cơ diesel). Chữ cái thứ 2 cho thấy tiêu chuẩn chất lượng của dầu nhớt, bắt đầu bởi chữ cái A. Chữ cái thứ 2 càng xa chữ A trên bảng chữ cái, dầu nhớt chất lượng càng tốt (SL tốt hơn SA). Một số loại dầu nhớt đáp ứng tiêu chuẩn cho cả động cơ xăng và động cơ diesel và có chỉ số đôi, ví dụ SL/CF.
API là tiêu chuẩn dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và động cơ dầu. Các cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. API cho động cơ Diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD… Trong đó, chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM, SM cao hơn SL...
Để đáp ứng yêu cầu của các loại xe ô tô hiện nay, các chủ xe nên lựa chọn các cấp chất lượng càng cao càng tốt như API SL ; SM hay SN cho động cơ xăng và API CH-4 hay CI-4 cho động cơ diesel.
Sau khi đã chọn được độ nhớt phù hợp, tiếp theo bạn chọn lựa loại dầu phù hợp. Theo thành phần cấu tạo, chất lượng ta chia làm dầu thông thường, dầu thông thường cao cấp, dầu tổng hợp hoàn toàn, dầu tổng hợp pha trộn, dầu cho số km hành trình lớn.
Là loại dầu có độ tinh khiết cao, được tinh tế cao hơn, mang lại sự bảo vệ hoàn hảo và giúp xe đạt hiệu suất tối đa hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, nó lại có giá thành cao hơn các loại dầu nhớt khác.
Được chiết suất từ dầu mỏ thông qua quá trình chưng cất, loại bỏ cặn, sáp. Thường thì loại này thường được dùng để pha chế loại dầu nhớt độ nhớt cao, chứ ít được sử dụng trực tiếp.
Đây là loại dầu được hầu hết các chủ xe ô tô sử dụng để thay cho xe của mình. Dầu được pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp. Và tất nhiên, giá thành sẽ rẻ hơn so với dầu tổng hợp. Chất lượng thì không tốt bằng dầu tổng hợp nhưng tốt hơn dầu gốc khoáng. Thường thì loại dầu này được biết đến thông qua các thương hiệu như Castrol, Mobil, Shell…, được nhiều người tin tưởng.
Trong quá trình sử dụng, dầu nhớt sẽ bị biến chất do 3 nguyên do:
Như vậy, thời gian sử dụng dầu dài hay ngắn tùy thuộc vào chất lượng dầu, điều kiện làm việc của động cơ và điều kiện môi trường xung quanh. Chính vì thế, sau một thời gian sử dụng, dầu bôi trơn sẽ không còn đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ động cơ, do đó cần phải xả bỏ và thay dầu bôi trơn mới sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định.
Thời gian thay dầu định kỳ thường được khuyến cáo dựa theo thời gian hoặc theo số km vận hành cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện vận hành khắc nghiệt hoặc môi trường bất lợi, dầu cần được thay sớm hơn định kỳ hướng dẫn.
Khi sử dụng xe ô tô, sau 2-3 lần thay dầu động cơ thì chúng ta nên thay lọc nhớt 1 lần. Lí do là trong quá trình động cơ hoạt động có tạo ra cặn bã bám vào lọc nhớt, sau một thời gian lọc nhớt sẽ không thể hoạt động tốt được nữa, dễ dẫn đến tình trạng nhớt không được lọc, dầu không lưu thông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ của xe.
Dầu nhớt có tầm ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của động cơ. Thông thường một chiếc ô tô khi vận hành từ 3.000 đến 5.000 km hoặc 3 tháng nên thay dầu 1 lần, tuy nhiên có một số mẫu xe hạng sang dùng dầu nhớt cao cấp thì thời gian vận hành lâu hơn, quãng đường đi cũng dài hơn. Chẳng hạn như các mẫu xe Mercedes-Benz mỗi lần thay dầu động cơ có thể đi được 8.000 km mới phải thay lại.
Ngoài cách tính trên, có thể dựa vào que thăm dầu trong động cơ mà bất kì ô tô nào cũng được trang bị. Thông thường que thăm dầu có tay nắm màu vàng, nằm trên phần động cơ, khi mở nắp capô xe sẽ dễ dàng tìm thấy.
Ở đầu và cuối trục khuỷu đều có các phớt ngăn rỉ nhớt ra ngoài. Nếu đổ quá nhiều nhớt sẽ tạo áp suất lớn trong động cơ. Kết quả, nhớt trong động cơ sẽ tạo lực lên các phớt ngăn. Nguy hiểm hơn, nếu không phát hiện kịp thời lượng nhớt này có thể tràn qua bánh đà dẫn đến việc gây trượt ly hợp.
Không chỉ nước tràn vào động cơ mới gây ra việc gãy, cong tay biên (thủy kích) mà ngay cả lực cản quá lớn từ lượng nhớt dư khiến trục khuỷu và tay biên phải chịu nhiều ma sát hơn khi tiếp xúc với nhớt khiến chúng có thể bị cong và nghiêm trọng hơn là có thể gây vỡ máy.
Khi đổ quá nhiều nhớt, số nhớt dư không còn chỗ để lưu thông, khi động cơ hoạt động, trục máy xoay, lượng nhớt thừa ấy sẽ bị trộn lẫn với không khí và xuất hiện tình trạng nổi bọt. Nhớt có bọt không thể làm tốt việc bôi trơn các chi tiết máy lâu dần dẫn tới nóng máy và dần dần làm hư hại các bộ phận trong động cơ.
Ron động cơ có tác dụng làm kín các khe hở giữa các bộ phận, khi châm nhớt quá nhiều, vượt qua ngưỡng chịu đựng của đầu máy sẽ tạo sức ép làm rách, nứt các miếng ron phát sinh rò rỉ nhớt. Khi các miếng ron này bị nứt, hở sẽ gây tình trạng thiếu nhớt buộc phải châm nhớt liên tục.
Nhớt máy nhiều sẽ trào lên buồn đốt và cháy cùng hỗn hợp xăng + khí gây ra hiện tượng khói đen khi xả khí thải. Nếu không khắc phục sớm sẽ gây tắc bộ lọc xúc tác khí, và sẽ làm vỡ bộ turbo đối với các xe sử dụng hệ thống tăng áp.
Muốn biết thay dầu ô tô loại nào tốt nhất hiện nay thì bạn cũng cần cân nhắc câu hỏi nên thay tại hãng hay bên ngoài? Thường thì ở mỗi hãng xe sẽ lựa chọn một hãng dầu nhớt nhất định, nếu đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ô tô bạn sẽ thấy được sản phẩm dầu nhớt được hãng đề xuất nên sử dụng. Nếu không biết nên thay dầu ô tô loại nào tốt thì bạn nên lựa chọn đề xuất của hãng xe, đó sẽ là sự lọn tốt nhất dành cho bạn. Và tất nhiên bạn không nên tự ý thay nhớt bên ngoài nếu không hiểu rõ về chất lượng cũng như tính năng của dầu nhớt. Vì với mỗi động cơ ô tô khác nhau sẽ đòi hỏi những sản phâm dầu nhớt với chất lượng và đặc tính tương ứng.
Tại thị trường Việt Nam có rất nhiều thương hiệu dầu nhớt lớn nhỏ khác nhau, ví thế mà việc lựa chọn cũng trở nên phức tập hơn. Để không gây ảnh hưởng xấu đến chiếc xế hộp của mình, chúng ta nên tìm hiểu và chỉ nên sử dụng những sản phẩm của các thương hiệu lớn. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu và sử dụng những loại dầu nhớt có uy tín để động cơ của chiếc xế yêu luôn được bảo vệ một cách hoàn hảo nhất. Lời khuyên dành cho bạn là luôn mang xe đến trung tâm bảo dưỡng chính hãng để các nhân viên tư vấn về các loại dầu và ưu nhược điểm cho bạn dễ lựa chọn hơn.
Tại Anycar, theo kinh nghiệm của chúng tôi khi tiếp xúc với khách hàng trong vấn đề sửa chữa & bảo dưỡng xe ô tô, chúng tôi luôn khuyến cáo khách hàng dùng loại nhớt tốt nhất và phụ tùng tốt nhất để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và hoạt động của chiếc xe.
Về các loại nhớt cho xe ô tô, chúng tôi luôn tư vấn & hướng dẫn cho khách hàng dùng nhớt thích hợp nhất, cũng như tính năng và công dụng của các loại nhớt cụ thể kể cả dành cho các hãng xe nổi tiếng khắc khe trong việc lựa chọn dầu nhớt bôi trơn động cơ.